Từ buổi đầu thành lập, khi chưa có nhiều quan hệ giao lưu với các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy Triết học trên thế giới, nhất là ở giai đoạn đầu do bị quy định bởi điều kiện khách quan nên Khoa chủ yếu chỉ có quan hệ hợp tác với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức… cho đến nay trên danh nghĩa Khoa đã có quan hệ với hơn 20 các đối tác quốc tế như Trường Đại học Passau, Đại học Humbolt, Viện nghiên cứu truyền giáo Aachen, Quỹ trao đổi Hàn lâm DAAD (CHLB Đức); Đại học Toulouse, Đại học Paris VII, VIII (Cộng hòa Pháp); Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Đại học Hữu nghị giữa các dân tộc, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga (Mátxcơva - Nga); Trường Đại học Columbia, Hội đồng nghiên cứu Triết học và Giá trị, Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội, Đại học Temple (Hoa Kỳ); Trường Đại học Phụ Nhân, Đại học Quốc gia Đài Bắc, Viện Xã hội mở (Đài Loan); Trường Đại học Bắc Kinh, Trường Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung (CHND Trung Hoa); Đại học Gadja Mada - thành phố Yogyakarta (Indonesia); Liên đoàn các Hiệp hội Triết học thế giới (FISP); UNESCO…
Khoa đã nhận tài trợ của DAAD, Viện Xã hội mở, UNESCO để tổ chức các hội thảo Quốc tế, xuất bản kỷ yếu, tổ chức Olempic triết học.
Từ năm 2005 đến nay, Khoa đã mời hàng chục giáo sư các nước Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đài Loan… đến nói chuyện, giảng các chuyên đề triết học cho cán bộ, sinh viên, người học sau đại học. Có những học phần cao học do giảng viên nước ngoài đảm nhận.