CTĐT trình độ đại học ngành Triết học

Thứ năm - 16/02/2023 16:53
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HỘI VÀ NHÂN VĂN
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: TRIẾT HỌC
Mã số:  7229001
(Ban hành theo Quyết định số :4433/QĐ-XHNV, ngày 27 tháng 11 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
          + Tiếng Việt: Triết học
          + Tiếng Anh: Philosophy
- Mã số ngành đào tạo: 7229001
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
+Tiếng Việt: Cử nhân ngành Triết học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Philosophy
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên sâu của ngành triết học; khả năng ngoại ngữ và kiến thức cập nhật về triết học trên thế giới và ở Việt Nam. Giúp sinh viên nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó có thể vận dụng tương đối tốt vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề hiện thực xã hội; đồng thời, có khả năng hội nhập với khoa học triết học thế giới.
3. Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
          Vận dụng được kiến thức về khoa học Lý luận chính trị trong các hoạt động nghiệp vụ và nghiên cứu.
           Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1 tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (gồm ngữ pháp và 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết).
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
          Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu.
          Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu.
           Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
1.3. Kiến thức theo khối ngành
Vận dụng những kiến thức liên ngành về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ để từ đó có năng lực khởi nghiệp – tạo việc làm cho bản thân và cộng đồng.
Vận dụng kiến thức đại cương về lịch sử thế giới và Việt Nam, mỹ học, tôn giáo học, đạo đức học, khoa học quản lý đại cương, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, văn hóa du lịch, truyền thông ở Việt Nam để nghiên cứu, lý giải các vấn đề triết học thực tiễn.
1.4. Kiến thức theo nhóm ngành
          Nhận diện và vận dụng những kiến thức triết học Mác- Lênin thông qua các tác phẩm kinh điển vào nhận thức, lý giải những vấn đề chính trị - xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Nhận diện và phân tích những kiến thức về lịch sử ra đời, quá trình phát triển, các nguyên tắc, phạm trù, quy luật cơ bản của logic học biện chứng nâng cao năng lực tư duy triết học.
Vận dụng kiến thức liên ngành liên quan đến khoa học chính sách, chính sách công ở Việt Nam; các khía cạnh của triết học trong khoa học tự nhiên, Triết học giáo dục, triết học quản lý, triết học văn hóa, triết học chính trị để lý giải mối liên hệ trong lịch sử của chúng với triết học.
1.5. Kiến thức ngành
Đánh giá và phân tích kiến thức về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, phương Tây, văn hóa, tôn giáo của một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ qua một số triết gia tiêu biểu để có thể so sánh quan điểm, học thuyết của một số triết gia tiêu biểu Đông - Tây với nhau.
Vận dụng những tri thức đương đại về các lý thuyết phát triển xã hội, về đa dạng các loại hình sở hữu, về hệ thống an sinh xã hội, các vấn đề dân chủ trong xã hội và giáo dục đạo đức trong gia đình vào lý giải các vấn đề triết học thực tiễn.
* Các học phần theo hướng chuyên ngành (ban) nhằm làm cho sinh viên:
Vận dụng kiến thức một số nội dung cơ bản của các vấn đề chính trị, xã hội từ cách tiếp cận triết học Mác - Lênin, kiến thức lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội, những vấn đề kinh tế, chính trị đang đặt ra trước Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, về lịch sử và một số nội dung của mỹ học và đạo đức học, lý giải một số vấn đề triết học và thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Đánh giá, phân tích kiến thức nâng cao về triết học nhằm so sánh trong lĩnh vực đạo đức, đạo đức của các tôn giáo.
Đánh giá, phân tích các kiến thức về lịch sử logic học, một số phương pháp cơ bản cũng như sự ứng dụng của lôgic học trong đời sống xã hội.
Nhận định, đánh giá được ưu điểm, hạn chế của phương thức tư duy người Việt truyền thống và hiện nay.
Đánh giá, phân tích những kiến thức của triết học trong thế giới đương đại, những kiến thức chuyên sâu về lịch sử triết học phương Tây, những kiến thức chuyên sâu về lịch sử triết học phương Đông nâng cao năng lực nghiên cứu triết học.
2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
2.1.1. Các kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng phát hiện và khái quát hoá vấn đề từ thực tiễn
- Đánh giá và phân tích vấn đề trên bình diện lý luận triết học cơ bản
- Có kỹ năng phát hiện bản chất các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Vận dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
- Có kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề từ góc độ phương pháp luận.
- Có  kỹ năng phát hiện bản chất các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
- Có kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề từ góc độ phương pháp luận.
- Vận dụng các vấn đề lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo.
- Đánh giá và phân tích vấn đề trên bình diện lý luận triết học cơ bản.
2.1.3. Khả năng tư duy theo hệ thống năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
- Có năng lực tư duy lôgíc chặt chẽ, khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa vấn đề cao.
- Phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề của lịch sử, hiện tại và tương lai từ đó tìm ra phương thức giải quyết.
- phương pháp giảng dạy và thuyết trình các vấn đề khoa học.
- Sử dụng các phương pháp triết học để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.
- Khám phá các quy luật chung của hiện thực từ phương pháp luận triết học.
- Nắm được cách thức nghiên cứu thực nghiệm.
2.1.4. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
- ng dụng kết quả nghiên cứu thực tiễn: bổ sung chỉnh sửa bài giảng, giáo trình môn học/chuyên đề đã có hoặc viết mới (từ một tiết, chương, đến toàn bộ bài giảng, giáo trình).
2.2. Kỹ năng bổ trợ
2.2.1. Các kỹ năng giao tiếp cá nhân
- Kiến tạo các cuộc trao đổi về các vấn đề thuộc xã hội, thuộc khoa học chuyên ngành.
- Có khả năng tự tin, mềm dẻo, thuyết phục người khác khi thảo luận khoa học.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
- Chủ động tham gia các nhóm trong các hoạt động: học tập, nghiên cứu, hoạt động đoàn thể, xã hội, chính trị.
- Có khả năng thành lập các nhóm nghiên cứu, giảng dạy, hoạt động xã hội.
- Phát huy vai trò của nhóm trong các hoạt động của cộng đồng.
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo
- Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành, ngành.
- Có năng lực quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Có khả năng quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp.
3. Về phẩm chất đạo đức
3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Trung thực, nhân ái, khiêm tốn, dũng cảm.
- Sáng tạo, say mê, có tinh thần tự phê bình và phê bình cao.
- Tinh thần tự học, làm chủ bản thân.
3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Thích ứng tốt với thực tế cuộc sống.
- Kiên trì tìm tòi lý thuyết, thuyết phục để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.
- Quản lý thời gian và nguồn lực một cách tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nhất.
- Lập trường vững vàng và khách quan.
- Cố gắng, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn nghề nghiệp.
3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội
- Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội.
- Tinh thần cầu thị, khát khao khám phá và học hỏi từ thực tế cuộc sống, từ nhân dân, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
4. Mức tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn triết học, nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu triết học đã được đào tạo; có sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trau dồi và giữ vững các phẩm chất đạo đức cá nhân, nghề nghiệp và xã hội; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
5. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Triết học có năng lực tư duy, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, có thể làm việc trong các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu các khoa học triết học và các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, có thể tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác của thực tiễn xã hội, làm việc trong các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội - nghề nghiệp, trong các tổ chức, doanh nghiệp khu vực tư nhân và nhà nước.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Triết học có thể được chuyển tiếp, thi lên bậc sau đại học (bậc thạc sĩ, tiến sĩ) để trở thành những chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Lịch sử triết học, Logic học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Mỹ học, Đạo đức học; Triết học và quản trị; có thể tiếp tục nghiên cứu ở một số ngành khoa học tự nhiên và xã hội.





PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (Chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh):                                                                139 tín chỉ
- Khối kiến thức chung  (Chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh):                                                                                     19 tín chỉ
- Khối kiến thức theo lĩnh vực:                                         29 tín chỉ
+ Bắt buộc                                23  tín chỉ    
+ Tự chọn                           06/18  tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành:                                    27 tín chỉ
+ Bắt buộc                                18 tín chỉ
+ Tự chọn                                 9/36 tín chỉ
- Khối kiến thức theo nhóm ngành:                                15 tín chỉ
+ Bắt buộc                                9  tín chỉ
+ Tự chọn                                 06/18 tín chỉ
- Khối kiến thức ngành :                                                  49  tín chỉ
+ Bắt buộc                                35 tín chỉ
+ Tự chọn                                 04/14 tín chỉ
+Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ
 Khung chương trình đào tạo
Số TT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số học phần tiên quyết
Lý thuyết Thực hành Tự học
I   Khối kiến thức chung
(không bao gồm học phần 7 và 8)
19        
1 PHI1007 Triết học Mác - Lê nin 4 40 20    
2 PEC1108 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 3 30 15   PHI1007
3 PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 30      PHI1007
4 POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 20 10    
5 HIS1003 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3 30 15    
6   Ngoại ngữ B1 5 20  35  20   
  FLF1107 Tiếng Anh B1  20 35  20  
  FLF1407 Tiếng Trung B1 5  20 35  20  
7   Giáo dục thể chất 4        
8   Giáo dục quốc phòng - an ninh 8        
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 29        
II.1   Các học phần bắt buộc
(không bao gồm học phần 17)
23        
9 MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học 3 36 9    
10 THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương 2 20 5 5 PHI1007
11 HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới 3 42 3    
12 HIS1056 Cơ sở văn hoá Việt Nam 3 42 3    
13 SOC1051 Xã hội học đại cương 3 39 6    
14 PSY1051 Tâm lí học đại cương 3 30 15    
15 PHI1054 Lôgic học đại cương 3 33 12    
16 INT1005  Tin học ứng dụng 3  15 30     
17   Kĩ năng bổ trợ 3        
II.2   Các học phần tự chọn 6/18        
18 INE1014 Kinh tế học đại cương 2 20 10    
19 EVS1001 Môi trường và phát triển 2 26 4    
20 MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội 2 20 10    
21 LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt 2 20 10    
22 LIB1050 Nhập môn năng lực thông tin 2 20 10    
23 LIT1053 Viết học thuật 2 20 10    
24 LIT1054 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng 2 20 10    
25 ITS1051 Hội nhập quốc tế và phát triển 2 20 10    
26 POL1053 Hệ thống chính trị Việt Nam 2 20 10    
III   Khối kiến thức theo khối ngành 27        
III.1   Các học phần bắt buộc 18        
27   Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4 16 40 4  
  FLH1155 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4 16 40 4  
  FLH1156 Tiếng Trung Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 4 16 40 4  
    Ngoại ngữ Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5 20 35 20  
28 FLH1157 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 5 20 35 20 FLH1155
  FLH1158 Tiếng Trung cho khoa học xã hội và nhân văn 2 5  20 35  20 FLH1156
29 MNS1054 Khởi nghiệp 3  30 15     
30 PHI1052 Đạo đức học đại cương 3 36 9    
31 PHI1100 Mỹ học đại cương 3 36 9    
III.2   Các học phần tự chọn 9/36        
32 PHI1106 Phương thức sản xuất châu Á 3 36 9    
33 PHI1172 Triết học giáo dục 3 36 9    
34 PHI1173 Triết học quản lý 3 36 9    
35 HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương 3 42    
36 TOU2001 Nhập môn khoa học du lịch 3 30 15    
37 TOU1150 Văn hóa du lịch 3 30 15   TOU2001
38 JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương 3  39 6    
39 REL1100 Tôn giáo học đại cương 3 39 6    
40 PHI3095 Tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam 3 39 6    
41 TOU1100 Đại cương về quản trị kinh doanh 3 30 15    
42 MNS1100 Khoa học quản lý đại cương 3 36 9    
43 MNS1104 Quản lý nguồn nhân lực 3 39 6   MNS1100
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 15        
IV.1   Các học phần bắt buộc 9        
44 PHI1175 Triết học Mác – Lênin: những vấn đề lý luận và thực tiễn 3 39 6   PHI1007
45 PHI1176 Tác phẩm kinh điển triết học Mác - Lênin 3 39 6   PHI1007
46 PHI2002 Lôgic học biện chứng 3 39 6   PHI1054
IV.2   Các học phần tự chọn (chọn một trong hai định hướng sau): 6        
    Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành 6/18         
47 PHI1168 Triết học trong khoa học tự nhiên 3 36 9   PHI1007
48 PHI1169 Triết học văn hoá 3 36 9   (đã bỏ tiên quyết)
49 PHI1170 Phương pháp giảng dạy triết học 3 36 9   PHI1007
50 PHI1171 Triết học chính trị 3 36 9   PHI1007
51 PHI1166 Các trào lưu xã hội chủ nghĩa đương đại 3 36 9   PHI1002
52 PHI1167 Triết học của thế giới đương đại - những vấn đề và triển vọng 3 36 9   PHI1007
    Định hướng kiến thức liên ngành  6/15        
53 MNS2065 Khoa học chính sách 3 36 9    
54 SOC3024 Chính sách xã hội 3 36 9    
55 MNS3037 Khoa học tổ chức 3 36 9   MNS1100
56 REL3002 Triết học tôn giáo và tôn giáo học so sánh 3 39 6    
57 REL3001 Hiện tượng tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam 3 39 6    
V   Khối kiến thức ngành  49        
V.1   Học phần chung cho các hướng chuyên ngành 25        
V.1.1   Các học phần bắt buộc 21        
58 PHI3110 Lịch sử triết học phương Đông cổ - trung đại 4 52 8    
59 PHI1155 Lịch sử triết học phương Tây cổ - trung đại 4 52 8    
60 PHI1156 Lịch sử triết học phương Tây cận đại 4 48 12   PHI1155
61 PHI2010 Triết học phương Tây hiện đại 3 39 6   PHI1156
62 PHI1177 Lịch sử triết học macxit sau V.I. Lênin 2 26 4   PHI1156
63 PHI2011 Lịch sử tư tưởng và tư tưởng triết học Việt Nam 4 52 8   PHI3110
V.1.2   Các học phần tự chọn 4/13        
64 PHI3142 Quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 2 26 4   PHI1007
65 PHI3025 Các lý thuyết đương đại về phát triển xã hội 2 26 4   PHI1007
66 PHI3143 Vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam 2 24 6   PHI1002
67 POL1154 Văn hóa chính trị Việt Nam 3 36 9    
68 ORS3286 Văn hóa Trung Quốc 2 15 15    
69 ORS3298 Văn hóa Ấn Độ 2 20 10    
V.2.1   Các học phần hướng chuyên ngành
(Sinh viên chọn 1 trong 6 hướng chuyên ngành sau)
14        
    Lịch sử triết học và tôn giáo phương Đông 14        
70 PHI3111 Lịch sử triết học phương Đông qua các tác phẩm tiêu biểu 3 39 6   PHI3110
71 PHI3144 Nho giáo và Phật giáo ở Việt Nam 4 52 8   PHI2011
72 PHI3145 Vấn đề dung thông tam giáo ở Việt Nam 3 39 6   PHI2011
73 PHI3007 Sự tiếp biến tư tưởng Đông - Tây ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 2 26 4   PHI2011
74 PHI3009 Tư tưởng triết học của Phan Bội Châu 2 26 4   PHI2011
V.2.2   Lịch sử triết học và tôn giáo phương Tây 14        
75 PHI3146 Phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học qua các tác phẩm tiêu biểu 3 36 9   PHI1156
76 PHI3147 Vấn đề con người trong lịch sử triết học phương Tây 4 52 8   PHI1156
77 PHI3148 Vấn đề đối tượng của triết học 2 26 4   PHI1156
78 PHI3115 Các trào lưu triết học Kitô giáo hiện nay 3 36 9   PHI1156
79 PHI3149 Vấn đề “tha hóa” trong lịch sử triết học  2 26 4   PHI1156
V.2.3   Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 14        
80 PHI3064 Lịch sử phép biện chứng mácxít 2 26 4   PHI1007
81 PHI3150 Vấn đề sở hữu và cách mạng khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay 4 52 8   PHI1007
82 PHI3151 Phép biện chứng duy vật với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay 4 52 8   PHI1007
83 PHI3019 Mối liên hệ giữa các phạm trù của phép biện chứng duy vật 2 26 4   PHI1007
84 PHI3020 Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam 2 26 4   PHI1007
V.2.4   Chủ nghĩa xã hội khoa học 14        
85 PHI3152 Tác phẩm kinh điển Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội 3 36 9   PHI1002
86 PHI3153 Thể chế xã hội trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam 3 36 9   PHI1002
87 PHI3154 Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 3 36 9   PHI1002
88 PHI3078 Đời sống văn hoá tinh thần trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam 2 24 6   PHI1002
89 PHI3155 Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3 36 9   PHI1002
V.2.5   Mỹ học - Đạo đức học 14        
90 PHI3156 Lịch sử Mỹ học 3 36 9   PHI1100
91 PHI2015 Triết học Nghệ thuật 2 24 6   PHI1100
92 PHI3157 Vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 2 24 6   PHI1052
93 PHI3158 Lịch sử đạo đức học 4 52 8   PHI1052
94 PHI3159 Đạo đức học phương Đông với đạo đức con người Việt Nam hiện nay 3 36 9   PHI1052
V.2.6   Lôgic học 14        
95 PHI3160 Lịch sử Lôgic học 3 39 6   PHI2002
96 PHI3091 Sự hình thành quan điểm mácxít về nội dung và hình thức của tư duy 3 39 6   PHI2002
97 PHI3092 Lôgic trong luật pháp 3 39 6   PHI2002
98 PHI3161 Triết học logic và các phương pháp logic biện chứng 3 39 6   PHI1054
99 PHI3066 Vấn đề khái niệm trong logic học 2 24 6    
V.3   Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 10        
100 PHI4065 Thực tập chuyên môn 2 4   26  
101 PHI4051 Thực tập tốt nghiệp 3 5   40 PHI4065
  PHI4052 Khóa luận tốt nghiệp 5       PHI4065
    Học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp          
102 PHI4053 Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử 3 30   15 PHI4065
103 PHI4054 Triết học phương Đông và Triết học phương Tây 2 20   10 PHI4065
Tổng cộng 139        

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây